Dịch vụ vệ sinh làm sạch trong môi trường bệnh viện một cách chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết, sau đây là cách vệ sinh bệnh viện đúng chuẩn.
Đứng trước nguy cơ lây lan của mầm bệnh, virus, các bệnh dịch truyền nhiễm, vệ sinh bệnh viện là việc làm tối quan trọng và cần thực hiện với mật độ thường xuyên, đặc biệt là trong thời kỳ Đại dịch Covid đang diễn biến phức tạp.
Với lượng lớn người ra vào hàng ngày, tiếp nhận các loại bệnh khác nhau, nguy cơ lây nhiễm bệnh hoặc nhiễm trùng vết mổ, vết thương hở là rất cao nếu môi trường bệnh viện không luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng và được khử khuẩn theo đúng quy định.
Vệ sinh bệnh viện là gì?
“Vệ sinh bệnh viện” là cụm từ nói chung cho các hoạt động diễn ra thường xuyên trong bệnh viện với mục đích làm sạch, loại bỏ tối đa vi khuẩn, vi rút, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và giúp giữ gìn không gian luôn trong tình trạng thơm tho, sáng bóng.
Khác với những dịch vụ vệ sinh thông thường, mọi công tác dọn vệ sinh ở bệnh viện đều đòi hỏi thực hiện bởi các nhân viên có tay nghề, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc vệ sinh cho bệnh viện đặt dưới sự hỗ trợ đắc lực bởi máy móc, hóa chất vệ sinh cần thiết. Hơn nữa, để đảm bảo tính vệ sinh, hoạt động dọn dẹp bệnh viện cần diễn ra nhiều lần trong một ngày tùy theo yêu cầu của đơn vị sử dụng dịch vụ.
vệ sinh bệnh viện
Tại sao phải vệ sinh bệnh viện?
Bệnh viện là nơi tập trung rất nhiều các loại vi rút, vi khuẩn và các mầm bệnh dịch, là nơi có khả năng lây nhiễm chéo rất cao. Vì thế việc vệ sinh bệnh viện là điều cực kỳ thiết yếu. Vệ sinh bệnh viện sạch sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tạo môi trường làm việc an toàn cho các y bác sĩ, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, giúp họ phục hồi nhanh hơn.
Tầm quan trọng của vệ sinh bệnh viện không thể coi nhẹ chút nào vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân và cả cộng đồng, song song đó còn là thước đo đánh giá chất lượng của bệnh viện, quyết định lòng tin của mọi người về một hệ thống khám chữa bệnh.
Môi trường bệnh viện sạch sẽ, thoáng đãng và an toàn có tác động tích cực đến sức khỏe người bệnh, tăng hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi của bệnh nhân. Hơn nữa, không gian được vệ sinh thường xuyên cũng tránh được vấn nạn lây nhiễm chéo, tạo môi trường làm việc an toàn cho đội ngũ y bác sĩ để họ có thể yên tâm công tác, cống hiến và mang đến hiệu quả làm việc, khám chữa tốt nhất.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hoạt động vệ sinh bệnh viện còn góp phần ngăn chặn sự ô nhiễm của các rác thải y tế, dịch tiết sinh học, mầm bệnh và các nguồn truyền nhiễm khác ra môi trường xung quanh.
dịch vụ vệ sinh bệnh viện
Vệ sinh bệnh viện là làm gì? Bao gồm những công việc nào?
Tại bệnh viện, mức độ ô nhiễm của mỗi khu vực là khác nhau. Do đó mỗi khu vực cần phải được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng với quy trình và tiêu chuẩn riêng.
Vệ sinh ngoại cảnh
Vệ sinh ngoại cảnh góp phần mang lại cảnh quan sạch đẹp cho khu vực bên ngoài bệnh viện, tạo ấn tượng tốt với các bệnh nhân đến thăm khám và điều trị. Các khu vực ngoại cảnh cần vệ sinh bao gồm:
- Sân vườn: Quét dọn và thu gom rác thải, cắt tỉa cây cảnh, lau chùi ghế đá.
- Hành lang: Lau chùi hành lang, lối đi.
- Cầu thang: Quét dọn bụi bẩn ở các bậc cầu thang, lau chùi tay vịn.
- Nhà vệ sinh chung: Làm sạch bồn cầu, sàn nhà vệ sinh, lau chùi bồn rửa tay, gương soi, thu gom giấy vệ sinh đã qua sử dụng, bổ sung thêm nước rửa tay và giấy vệ sinh mới.
Vệ sinh khu buồng bệnh
Buồng bệnh là nơi tập trung nhiều tác nhân gây ô nhiễm bề mặt. Chính vì vậy, việc vệ sinh khu vực này là một trong những công việc quan trọng nhất. Vệ sinh khu buồng bệnh sẽ bao gồm các công việc như sau:
- Vệ sinh khi có người bệnh: Nhân viên vệ sinh tiến hành vệ sinh giường, bàn ghế, đệm cho bệnh nhân, trong quá trình thực hiện thao tác phải diễn ra nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của người bệnh.
- Vệ sinh buồng bệnh khi kết thúc sử dụng: Được tiến hành khi người bệnh ra viện, chuyển khoa, hoặc tử vong. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ buồng bệnh và khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi đón tiếp người bệnh tiếp theo.
- Vệ sinh phòng tắm (phòng vệ sinh) của người bệnh: Vệ sinh bồn cầu bồn tiểu, vệ sinh ống thoát nước trên sàn, cọ rửa bồn rửa tay, lau chùi gương soi, thu gom rác thải và bổ sung các vật dụng còn thiếu, khử khuẩn và xịt thơm.
Vệ sinh thiết bị chuyên dụng trong bệnh viện
Dụng cụ khám chữa bệnh thường ẩn chứa rất nhiều vi rút vi khuẩn gây hại. Vì thế, để tránh lan truyền bệnh dịch trên diện rộng, tất cả các thiết bị/dụng cụ y tế đều phải được làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn theo đúng quy định.
- Thiết bị thông thường sử dụng cho người bệnh: Là các thiết bị như ống nghe, dụng cụ hô hấp, dụng cụ nội soi… Trước khi tiến hành vệ sinh các dụng cụ này, nhân viên phải phân loại dụng cụ theo mức độ tiếp xúc để từ đó có cách khử khuẩn và tiệt trùng phù hợp.
- Thiết bị điện, điện tử: Máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy nội soi, máy thở,… phải được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên.
- Máy sản xuất đá ướp lạnh: Là dụng cụ sản xuất đá phục vụ cho việc bảo quản tế bào và kết quả xét nghiệm. Máy sản xuất đá ướp cần được vệ sinh làm sạch định kỳ, đảm bảo cho máy vận hành ổn định, trơn tru.
Vệ sinh phòng sinh hoạt chung
Vệ sinh bệnh viện là gì và vệ sinh phòng sinh hoạt chung có quan trọng không? – Đây là nơi các bác sĩ nghỉ ngơi, giao ca, họp nội bộ. Để đảm bảo không gian làm việc cho đội ngũ y bác sĩ thì nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch khu vực này tần suất tối thiểu 2 lần/ngày.
Vệ sinh chăm sóc thiết bị sử dụng nước chữa bệnh
Các thiết bị sử dụng nước để chữa bệnh bao gồm máy bơm truyền dịch, máy bơm thuốc giảm đau… cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Trong quá trình sử dụng hóa chất lỏng để lau chùi các thiết bị này, nhân viên vệ sinh phải chú ý chỉ lau bằng khăn ẩm, sau đó lau lại với khăn khô, tránh đổ hóa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt thiết bị sẽ dẫn đến cháy, hỏng hóc hoặc hư hại nặng.
Vệ sinh thiết bị di chuyển trong bệnh viện
Vệ sinh bệnh viện là gì và bao gồm các thiết bị nào: Các thiết bị di chuyển trong bệnh viện bao gồm cáng, xe lăn, xe đẩy người bệnh, xe cứu thương…
- Đối với xe lăn, xe đẩy người bệnh, các nhân viên vệ sinh sẽ làm sạch và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng xong. Trong trường hợp trên thiết bị có dính máu hoặc dịch tiết nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành xử lý vết bẩn ngay lập tức.
- Đối với xe cứu thương chuyên chở người bệnh cần phải được làm vệ sinh và khử khuẩn định kỳ sau mỗi lần vận chuyển bệnh nhân.
Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật
Phòng vô khuẩn và phẫu thuật là hai khu vực trong bệnh viện đòi hỏi việc vệ sinh phải diễn ra nghiêm ngặt và khắt khe nhất. Khi vệ sinh khu vực này, nhân viên vệ sinh cần chú ý mang phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ. Quá trình vệ sinh phòng phẫu thuật sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:
- Trước ca phẫu thuật đầu tiên: Khử khuẩn các dụng cụ cần cho phẫu thuật như đèn, máy móc trang thiết bị trên cao, bàn mổ, dụng cụ mổ… và sàn nhà.
- Giữa hai ca phẫu thuật: Loại bỏ và khử khuẩn máu dịch tiết, các trang thiết bị phục vụ cho ca mổ, bàn mổ, các vùng xung quanh bàn mổ với bán kính 1,5 m bao gồm cả tường nhà.
- Kết thúc ca phẫu thuật cuối cùng trong ngày: Loại bỏ và khử khuẩn các vết máu, dịch tiết, khử khuẩn đèn trần, bề mặt máy móc phẫu thuật, bàn mổ… tường và sàn nhà.
Vệ sinh khu tái chế (bảo dưỡng, phục hồi) dụng cụ thiết bị y tế
Dụng cụ thiết bị y tế sau khi sử dụng sẽ được thu gom tập kết tại một chỗ để tiện cho việc phân loại và xử lý. Nhân viên vệ sinh tiến hành phân loại các dụng cụ y tế tại nguồn. Từng loại dụng cụ sẽ được đặt riêng vào trong bao bì lưu chứa theo quy định. Ví dụ:
- Các dụng cụ y tế sắc nhọn như bơm tiêm, kim tiêm sẽ được đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng.
- Các dụng cụ y tế không sắc nhọn như chai lọ đựng thuốc, dây truyền sẽ được đựng trong túi, thùng có lót túi màu vàng.
Vệ sinh phòng thí nghiệm
Vô khuẩn và tiệt trùng là một trong những yêu cầu hàng đầu của các phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Do đó, việc vệ sinh các phòng thí nghiệm phải được thực hành nghiêm túc và đúng quy trình, nhất là quy trình làm sạch các dụng cụ thí nghiệm và quy trình làm sạch bề mặt các thiết bị xét nghiệm. Khi dụng cụ thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm sạch sẽ, vô khuẩn sẽ giúp cho các kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác hơn.
Vệ sinh khu đặc biệt
Trong bệnh viện sẽ có những khu vực cần phải được vệ sinh đặc biệt như: khu vực chạy thận, khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Vệ sinh khu chạy thận nhân tạo thẩm tích máu trung tâm: Là khu vực có bề mặt rất dễ bị phơi nhiễm do lượng máu và dịch cơ thể nhiều. Vì thế sau mỗi lần chạy thận nhân tạo, các nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch bề ngay mặt khu vực này với hóa chất tẩy rửa và dung dịch khử khuẩn có nồng độ trung bình.
- Vệ sinh vườn trẻ và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh: Do trẻ em sức đề kháng yếu hơn nên khu vực vườn trẻ và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh phải được làm vệ sinh với tần suất 2 lần/ngày. Bề mặt tại khu vực này cần được làm sạch bằng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn mức độ trung bình hoặc thấp.
CÔNG TY VỆ SINH SÀI GÒN XANH
Với tầm nhìn trở thành một công ty hàng đầu lĩnh cung cấp dịch vụ vệ sinh bệnh viện. SÀI GÒN XANH không ngừng nghiên cứu, nâng cao cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo khách hàng luôn được đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Công ty chúng tôi với triết lý kinh doanh “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP ”. Chúng tôi tập trung vào sự phát triển của dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp. Đặc biệt làm hài lòng cho tất cả các khách hàng dù là khó tính nhất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN XANH
Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q. Gò Vấp. Tp.HCM
Hotline: 0979 220 223 – 0389 258 258
Email: vscnsaigonxanh@gmail.com
Website: www.vesinhcongnghiephcm.com.vn
Fanpage: https://bit.ly/34Z8QHn