Công nghệ sơn tĩnh điện hiện tại đã quá phổ biến trong đời sống chúng ta. Về chất lượng sơn tĩnh điện không chỉ mang tính chất bền bỉ mà còn chịu được thời tiết nắng mưa khắc nghiệt, giữ được độ sáng bóng và bền màu lâu. Sơn tĩnh điện không đòi hỏi tay nghề quá cao hay lâu năm, chi phí và thời gian đào tạo cũng thấp không mất quá nhiều thời gian để học sơn.
Thành phần của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là dạng hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn bao gồm các nguyên liệu: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Sau đó tất cả sẽ trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.
Cách phân biệt sơn tĩnh điện
Về chất lượng sơn tĩnh điện hãy tìm hiểu về nhugnwx loại bột sơn. Hiện nay trên thị trường có 04 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến là: bóng (Gloss), mờ (Matt), cát (Texture) và nhăn (Wrinkle) chúng có sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Cách phân loại sơn tĩnh điện
Phân loại theo tính chất gồm 2 loại:
Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho sắt, thép, inox
Sơn tĩnh điện ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho gỗ, nhựa, kim loại….
Phân loại theo chức năng gồm 5 loại:
- Bột Sơn Polyeste: đây là loại sơn phổ biến nhất, có ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh năng mặt trời.
- Bột Sơn Epoxy: thường sử dụng để chống va đập, bám dính, xói mòn
- Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất tốt
- Bột Sơn Fluoropolymer: thường được dụng cho sơn ngoài trời
- Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): có chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu
Sơn tĩnh điện phương pháp kiểm tra bề mặt
Như bài trước tôi có viết về 5 vấn đề quan trọng trong gia công sơn tĩnh điện, nói rất rõ về tầm quan trọng về xử lý bề mặt trước khi sơn tĩnh điện. Còn bài này chúng ta đi vào phần chất lượng sơn tĩnh điện bề mặt sơn, để quý khách hàng biết sâu hơn nữa về chất lượng của sơn hay là phần cuối cùng là thành phẩm sơn tĩnh điện.
Trước và sau khi sơn tĩnh điện chúng ta phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Để đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn, năng xuất đạt hiệu quả cao cũng như để cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có được chất lượng tốt nhất.
Độ bám dính của lớp phủ sơn
Độ bám dính theo kiễu mắt lưới (Cross-cut test): Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.
Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test): Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơ cbn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra. Để tạo ra được chất lượng sơn tĩnh điện giá trị cao cần tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Mức độ sấy ( hấp chín sơn tĩnh điện )
Để kiểm tra mức độ sấy ta dùng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone). Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra màng sơn đã sấy đủ hay chưa. Ta dùng mẫu chuẩn để đối chứng và đối chiếu trên mẫu thực tế đã được sơn.
Khả năng chống vết bẩn của sơn
Màng sơn được vấy bẩn bằng một số đốm. Thời gian và nhiệt độ sẽ tuỳ thuộc vào từng loại chất gây bẩn, đặc điểm kỹ thuật của chất gây bẩn,… Khả năng chống bay màu và màng sơn bị mềm như thế nào sẽ được đánh giá.
Khả năng chống chất tẩy rửa trên lớp sơn
Thử các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn. Các thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian là các yếu tố chính để đánh giá.
Khả năng chịu tác động của môi trường
Kiểm tra khả năng kháng muối: Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định.
Kiểm tra khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.
Kiểm tra khả năng chống tia cực tím (tia UV): Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu, chất lượng sơn tĩnh điện sau khi phủ lên thường chống được mưa nắng thời tiết khắc nghiệt, rất bền bỉ và sáng bóng.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Nên nó phù hợp với các vật liệu kim loại và thường được sử dụng trong gia đình và các thiết bị máy móc công nghiệp.b
Và đặc biệt, sơn tĩnh điện có ứng dụng cao trong ngành cửa nhôm kính. Do đặc tính bền màu, khó bị phai màu bởi thời tiết, và giữ được tính thẩm mỹ cho công trình. Hầu như các loại nhôm hiện có mặt trên thị trường nước ta, đều phù hợp với loại sơn bột này. Có thể kể đến các loại phổ biến như: nhôm 700, nhôm 1000, nhôm Việt Pháp, nhôm Eurowindow, Xingfa tem đỏ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755
Địa chỉ : Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline : 0917 900 118
Email : z755m.e@gmail.com
Website : http://www.z755.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyZ755