Sơn tĩnh điện chống gỉ là một trong những giải pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, xe máy, thiết bị gia dụng, và các kết cấu thép. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất cho lớp sơn tĩnh điện, có một số bí quyết quan trọng cần được áp dụng. Bài viết này sẽ cung cấp các bí quyết giúp tăng tuổi thọ và hiệu quả bảo vệ cho các sản phẩm sơn tĩnh điện chống gỉ.
Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là một nguyên liệu sử dụng ở dây chuyền sơn tĩnh điện. Bột sơn tĩnh điện và bột sơn thường khác nhau như ở thành phần, nguyên lý hoạt động. Cũng như chất lượng sơn mà chúng đem lại. Thành phần chủ yếu ở sơn là dòng polymer hữu cơ. Ngoài ra còn có sự tham gia của chất làm đều màu, bột màu cùng chất phụ gia. Loại sơn tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý điện từ. Khi đi qua súng sơn chúng sẽ tích điện cực dương. Từ đó tạo liên kết với điện tích (-) trên bề mặt vật liệu. Bằng cách hoạt động này, bột sơn tĩnh điện có khả năng cho độ cứng tốt. Đồng thời sở hữu độ bám dính tốt trên bề mặt vật liệu.
Trên thị trường hiện nay sơn tĩnh điện được chia ra thành 4 loại phổ biến là: bóng (gloss), Cát (texture), mờ (matt). Chúng có thể được sử dụng trong sơn đồ vật ngoài trời hoặc trong nhà. Ưu điểm của sơn tĩnh điện chính là giúp sản phẩm được sơn tĩnh điện có bề mặt đẹp. Đặc biệt là mang tới độ bền cao cùng khả năng chống rỉ sét, kháng hóa chất ăn mòn. Tuy nhiên, hạn chế của chúng chính là sẽ chỉ hợp trong sơn kim loại là chủ yếu.
Lựa chọn nguyên liệu sơn phù hợp
Chất lượng lớp sơn tĩnh điện chống gỉ đầu tiên phụ thuộc vào loại bột sơn được sử dụng. Hãy chọn bột sơn chất lượng cao, có tính chống gỉ đã được kiểm chứng. Các loại bột sơn epoxy hoặc polyester epoxy thường được khuyên dùng cho tính chống gỉ và bền bỉ cao.
Bên cạnh đó, nguyên liệu kim loại cần được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo sự tương thích giữa kim loại và lớp sơn, đây là yếu tố quan trọng để tăng độ bám dính và khả năng chống gỉ hiệu quả.
Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng
Chuẩn bị bề mặt kim loại trước khi sơn tĩnh điện là bước quản trọng để bảo đảm lớp sơn được bám dính chặt chẽ và hiệu quả. Các bước chuẩn bị bao gồm:
- Làm sách bề mặt: Bề mặt kim loại cần được làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, và các tạp chất khác.
- Xóc cát hoặc phun bi: Quá trình này giúp loại bỏ các lớp gỉ cũ hoặc oxit kim loại trên bề mặt.
- Xử lý bề mặt bằng hoá chất: Sử dụng các dung dịch photphat hóa hoặc cromat hóa giúp tăng độ bám dính và đồng thời cung cấp lớp bảo vệ chống oxi hóa.
Phân loại sơn tĩnh điện
Phân loại phương pháp sơn tĩnh điện chống gỉ là gì? Tuỳ vào đặc tính người ta có thể chia ra thành 2 loại như sau:
- Loại thứ nhất – sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Tiến hành phun trực tiếp không cần pha, ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, Inox,…
- Loại thứ hai – sơn tĩnh điện dạng ướt (sơn dung môi): Pha với bột hoặc dung môi, nước ứng dụng cho các sản phẩm bằng nhựa gỗ, kim loại,…
Hiện nay, sơn tĩnh điện dạng khô được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả thiết thực. Bởi lượng bột có thể phủ lên tất các các góc cạnh và bề mặt của chi tiết. Hơn hết, bạn dễ dàng tái sử dụng lên đến 90%.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755
Địa chỉ: Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0917 900 118
Email: z755m.e@gmail.com
Website: http://www.z755.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyZ755