10 khu vực cần vệ sinh trong bệnh viện

dv-vs-benh-vien 1

Các khu vực “trọng yếu” nào cần phải vệ sinh thường xuyên trong bệnh viện? Hãy cùng Sài Gòn Xanh tham khảo các thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây nhé! Dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Vệ sinh ngoại cảnh – dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Vệ sinh ngoại cảnh giúp góp phần đem đến cảnh quan sạch đẹp cho khu vực bên ngoài bệnh viện. Tạo được nhiều ấn tượng tốt với các bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị. Các khu vực ngoại cảnh cần được vệ sinh bao gồm:

  • Sân vườn: Quét dọn và thu gom các loại rác thải. Cắt tỉa cây cảnh và lau chùi ghế đá tại khu vực này.
  • Hành lang: Lau chùi, vệ sinh hành lang, lối đi.
  • Cầu thang: Quét dọn bụi bẩn ở các bậc cầu thang, lau chùi vệ sinh tay vịn.
  • Nhà vệ sinh chung: tẩy rửa bồn cầu, sàn nhà vệ sinh. Lau chùi, tẩy rửa bồn rửa tay, gương soi. Thu gom giấy vệ sinh đã qua sử dụng. Bổ sung thêm nước rửa tay và giấy vệ sinh mới nếu cần thiết.

Vệ sinh khu buồng bệnh

Buồng bệnh là nơi tập trung nhiều tác nhân gây ô nhiễm còn bám lại bề mặt.Vệ sinh khu buồng bệnh sẽ bao gồm các hạng mục công việc như sau:

  • Vệ sinh khi có bệnh nhân: Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành vệ sinh giường, bàn ghế, đệm nằm cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện vệ sinh, thao tác phải được diễn ra nhẹ nhàng. Tránh làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của bênh nhân.
  • Vệ sinh buồng bệnh khi đã kết thúc sử dụng: Được tiến hành khi bệnh nhân đã ra viện. Hay chuyển khoa, hoặc tử vong. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành việc tổng vệ sinh toàn bộ buồng bệnh. Và khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi đón tiếp bệnh nhân tiếp theo.
  • Vệ sinh phòng tắm (phòng vệ sinh) của bệnh nhân: Vệ sinh, lau sạch bồn cầu bồn tiểu. Vệ sinh ống thoát nước trên sàn, cọ rửa,làm sạch bồn rửa tay. Lau sạch gương soi. Thu gom các loại rác thải và bổ sung các vật dụng còn thiếu, khử khuẩn và xịt thơm.
dv-vs-benh-vien 2
Ảnh: internet

Vệ sinh thiết bị chuyên dụng trong bệnh viện – dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Dụng cụ khám chữa bệnh cũng thường ẩn chứa rất nhiều loại virus – vi khuẩn gây hại. Vì thế, để tránh làm lan truyền bệnh dịch trên diện rộng. Nên tất cả các loại thiết bị/dụng cụ y tế đều phải được làm sạch. Khử khuẩn và tiệt khuẩn theo đúng quy định của Bộ y tế.

  • Các loại thiết bị thông thường sử dụng cho bệnh nhân: Là các loại thiết bị như ống nghe. Dụng cụ hỗ trợ hô hấp, dụng cụ nội soi… Trước khi tiến hành thực hiện vệ sinh các loại dụng cụ này. Nhân viên vệ sinh phải phân loại dụng cụ theo mức độ tiếp xúc. Từ đó, sẽ có cách khử khuẩn và tiệt trùng phù hợp.
  • Các loại thiết bị điện, điện tử: Máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy nội soi, máy thở,… Đều phải được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên.
  • Máy dùng để sản xuất đá ướp lạnh: Là dụng cụ dùng để sản xuất đá. Phục vụ cho việc bảo quản tế bào và các kết quả xét nghiệm. Máy sản xuất đá ướp cần phải được vệ sinh làm sạch theo định kỳ. Đảm bảo cho máy vận hành ổn định, trơn tru, không xảy ra sự cố.

Vệ sinh phòng sinh hoạt chung

Đây là nơi các bác sĩ, nhân viên bệnh viện nghỉ ngơi, giao ca. Hay họp nội bộ. Để đảm bảo chất lượng không gian làm việc cho đội ngũ y bác sĩ. Thì nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch toàn bộ khu vực này tần suất tối thiểu 2 lần/ngày.

Vệ sinh chăm sóc thiết bị sử dụng nước chữa bệnh  – dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Các loại thiết bị có sử dụng nước để chữa bệnh. Chẳng hạn như: máy bơm truyền dịch, máy bơm/truyền thuốc giảm đau… Đều cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Trong quá trình tiến hành sử dụng hóa chất lỏng để lau chùi các thiết bị này. Nhân viên vệ sinh phải chú ý chỉ lau bằng khăn ẩm sạch. Rồi mới lau lại với khăn khô. Phải cẩn thận để tránh làm đổ hóa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt thiết bị. Không cẩn trọng sẽ dẫn đến cháy, hỏng hóc hoặc hư hại nặng.

Vệ sinh thiết bị di chuyển trong bệnh viện

  • Những thiết bị di chuyển trong bệnh viện bao gồm cáng, xe lăn. Xe đẩy bệnh nhân, xe cứu thương…
  • Đối với xe lăn, xe đẩy bệnh nhân: các nhân viên vệ sinh sẽ làm sạch và khử khuẩn chúng ngay sau khi sử dụng xong. Đối với trường hợp, trên thiết bị có dính máu hoặc dịch tiết. Thì nhân viên vệ sinh sẽ thực hiện xử lý vết bẩn ngay lập tức.
  • Đối với xe cứu thương chuyên chở bệnh nhân. Cần phải được làm vệ sinh và khử khuẩn định kỳ sau mỗi lần sửa dụng.
dv-vs-benh-vien 3
Ảnh: internet

Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật

Đối với phòng vô khuẩn và phẫu thuật là hai khu vực trong bệnh viện. Đòi hỏi việc vệ sinh phải được diễn ra nghiêm ngặt và khắt khe nhất. Khi vệ sinh hai khu vực này, nhân viên vệ sinh cần chú ý mang chuẩn bị phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ. Quá trình tiến hành vệ sinh phòng phẫu thuật sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Trước ca phẫu thuật đầu tiên: Khử khuẩn các dụng cụ cần dùng trong quá trình phẫu thuật. Chẳng hạn như đèn, máy móc trang thiết bị trên cao. Hay bàn mổ, dụng cụ mổ… và sàn nhà.
  • Giữa hai ca phẫu thuật: Loại bỏ và khử khuẩn các vết máu dịch tiết. Vệ sinh các trang thiết bị phục vụ cho ca mổ, bàn mổ. Và các khu vực xung quanh bàn mổ với bán kính 1,5 m bao gồm cả tường nhà.
  • Kết thúc ca phẫu thuật cuối cùng trong ngày: Loại bỏ và khử khuẩn các vết máu, dịch tiết trong quá trình phẫu thuật để lại. Vệ sinh, khử khuẩn đèn trần, bề mặt máy móc phẫu thuật, bàn mổ… tường và sàn nhà.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN XANH

Địa chỉ: A21 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, P.17, Q.Gò Vấp. Tp.HCM

Hotline: 0979 220 223 – 0389 258 258

Email: vscnsaigonxanh@gmail.com

Website: https://www.vesinhcongnghiephcm.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/vesinhcongnghiepSGX/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G