Công nghệ sơn bột tĩnh điện là một công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Không chỉ mang lại lớp phủ bền đẹp, quy trình này còn giúp bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân môi trường. Vậy sơn bột tĩnh điện là gì, và quy trình công nghệ này diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Một số lưu ý khi sơn tĩnh điện
Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi phun bột sơn
Xử lý bề mặt là một bước cần thiết trước khi sản phẩm được phun một lớp bột sơn tĩnh điện. Quy trình công nghệ sơn bột tĩnh điện xử lý bề mặt tẩy bỏ lớp dầu mỡ, giúp sản phẩm sạch và có khả năng bám dính tốt hơn.
Tạo độ bóng trước khi sơn tĩnh điện
Mặc dù khi phủ bột trên sản phẩm nhưng lúc sản phẩm được đánh bóng thì phủ sơn lên lớp sơn sẽ trở nên mịn hơn, và có màu sắc đẹp hơn.
Sử dụng bột lớp
Một số loại bột polyester sẽ xuất hiện hiện tượng các bong bóng khí, da sần. Chúng được hình thành từ các tạp chất và các túi khí ở trong lớp mạ kẽm trong quá trình. Vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sản phẩm, do đó cần phải lưu ý trong quá trình dùng bột lớp.
Sử dụng bột Epoxy
Sử dụng bột epoxy giúp làm giảm khả năng ăn mòn của sản phẩm cực kỳ tốt. Chính vì vậy sản phẩm ở trong nhà, hay ngoài trời thì đều có thể sử dụng được.
Ưu điểm của công nghệ sơn bột tĩnh điện
- Bền đẹp: Lớp sơn có độ bền cao, chống gỉ sét và chịu được các tác động của thời tiết.
- Tiết kiệm chi phí: Hiệu suất sử dụng bột sơn cao, hạn chế lãng phí.
- Thân thiện với môi trường: Không sử dụng dung môi hóa học, giảm phát thải khí độc hại.
- Đa đạng màu sắc: Dễ dàng tùy chỉnh màu sắc và hiệu ứng bề mặt theo yêu cầu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn bột tĩnh điện
- Chất lượng bột sơn: Chọn bột sơn từ các nhà cung cấp uy tín đảm bảo màu sắc, độ bền và khả năng bám dính cao.
- Quy trình xử lý bề mặt: Xử lý bề mặt kỹ lưỡng sẽ giúp lớp sơn bám chắc và lâu bền hơn.
- Điều kiện lò nung: Kiểm soát nhiệt độ và thời gian nung phù hợp để đảm bảo bột sơn tan chảy đều và kết dính tốt.
Quy trình sơn bột tĩnh điện
Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Mục đích và Yêu cầu của bước 1 Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn : Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau:
- Sạch Dầu mỡ ( dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí).
- Sạch rỉ sét.
- Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn.
- Tạo lớp bám dính tốt cho màng sơn, tăng hiệu quả bền uốn, va đập.
Làm khô và kiểm tra bề mặt
Mục đích và Yêu cầu của bước 2 Làm khô và kiểm tra bề mặt trước khi sơn : Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô (phơi nắng), dùng gió (quạt), nhiệt ( Lò để sấy khô thủ công hay Lò Sấy khô Tự động)
Sơn tĩnh điện bột
Mục đích và Yêu cầu của bước 3 Sơn tĩnh điện Bột : Sản phẩm được công nghệ sơn bột tĩnh điện phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện(Powder Coatings) .Các tiêu chí đánh giá việc sơn phủ này
- Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
- Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
- Buồn phun và thu phải hồi đạt hiệu suất thu hồi bột cao.
- Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
- Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
Sấy sơn
Mục đích và Yêu cầu của bước 4 Sấy Sơn: Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện(Powder Coatings) phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 – 200oC trong thời gian 10 phút.Các tiêu chí đánh giá việc Sấy sơn này
– Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
– Vật sơn bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
– Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
– Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
– Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
– Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755
Địa chỉ: Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0917 900 118
Email: z755m.e@gmail.com
Website: http://www.z755.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyZ755