Trong ngành công nghiệp hiện đại, sơn tĩnh điện công nghiệp đã trở thành một giải pháp bảo vệ không thể thiếu, cung cấp độ bền bỉ và sự bảo vệ vượt trội cho các bề mặt kim loại. Với quy trình sơn tiên tiến, sơn tĩnh điện không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn chống lại các yếu tố môi trường, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Tại sao nên chọn sơn tĩnh điện?
Sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi nhờ vào các ưu điểm vượt trội. Đầu tiên, công nghệ này giúp sơn bám dính chặt hơn trên bề mặt kim loại, tạo ra lớp sơn mịn màng và đồng đều. Hơn nữa, khả năng chống ăn mòn, chống tia UV và chống hóa chất của sơn tĩnh điện là rất ấn tượng, lý tưởng cho môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Sơn tĩnh điện công nghiệp không chỉ mang lại tính năng bảo vệ vượt trội mà còn thân thiện với môi trường. So với các phương pháp sơn truyền thống, sơn tĩnh điện giảm thiểu lượng chất thải và VOCs (hợp chất hữu cơ bay hơi), đồng thời tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành.
Sơn tình điện lỗi và cách khắc phục
Trong quá trình sơn tĩnh điện, các lỗi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm. Dưới đây là một số lỗi phổ biến và cách khắc phục:
Trường hợp 1: Trên bề mặt sơn nổi lên những bong bóng, phồng rộp lên.
Hiện tường này thường bị do sấy không kỹ, khiến sản phẩm vẫn có chỗ bị ẩm, sơn tĩnh điện xong khoảng một thời gian sau, những vị trí có độ ẩm cao sẽ bị nổi bọt. Hoặc cũng do chất lượng sơn tồi, bốc hơi nhanh.
Khắc phục: Cần phải đánh nhám bay những chỗ phồng rộp rồi tiến hành sơn lại. Cần phải đánh nhám thật kỹ, thời gian sấy khô phải vừa đủ, cần để ý thời gian giữa các lần sơn phải đủ lâu.
Trường hợp 2: Bẫy không khí.
Hiện tượng này do khi sơn tĩnh điện công nghiệp xong, vài chỗ sơn ướt bọt không khí không thoát được sẽ nổi lên trên bề mặt sản phẩm. Thường xảy ra hiện tượng này do súng phun tập trung một chỗ quá lâu và điều chỉnh chế độ không phù hợp.
Khắc phục: Đánh nhám 1200grit, phủ sơn lớp rồi đánh bóng.
Trường hợp 3:Bám bụi
Chưa vệ sinh sạch sẽ bề mặt sản phẩm, bộ lọc không khí làm việc không tốt, hay môi trường quá nhiều bụi bẩn khiến khi sơn tĩnh điện vẫn bị những đốm bụi nhỏ bám vào bề mặt sơn.
Khắc phục: Dùng nhám 1200 – 12500grit rồi đánh bóng lại sản phẩm.
Trường hợp 4: Lỗi sơn tĩnh điện do phản ứng hóa học tạo nên những vết bẩn.
Biểu hiện là xuất hiện những lốm đốm không đồng màu, xuất hiện hiện tượng axit hóa. Hiện tượng này dễ xảy ra trong điều kiện môi trường nhiễm bẩn.
Khắc phục: Nếu bị nhẹ thì có thể dùng xà phòng và chất tẩy rửa để rửa sạch với nước nóng, còn trường hợp nặng thì phải dùng giấy nhám 2000-2500grit để đánh bóng sạch vết nhám rồi phủ sơn tĩnh điện lại.
Trường hợp 5: Nổi hạt mắt cá.
Trên bề mặt sản phẩm nổi hạt như mắt cá, thường do vệ sinh không sạch, vẫn bám dầu mỡ hay silicon.
Khắc phục: Nếu sơn đã khô thì phải đánh nhám sạch mắt cá, sau đó phủ sơn tĩnh điện lại. Còn trường hợp sơn vẫn còn ướt thì nên loại bỏ lớp sơn dung môi đi, vệ sinh lại thật kỹ rồi phủ lại.
Trường hợp 6: Khi sơn khô bị xuất hiện những vết xù xì trên bề mặt.
Trường hợp này thường xảy ra khi sơn tĩnh điện công nghiệp lại sản phẩm, tạo thành lớp sơn mới đè lên lớp sơn cũ.
Khắc phục: Phải đánh sạch chỗ xù xì rồi hủ lại sơn tĩnh điện. Với lớp sơn cuối hoặc lớp lackier cuối chỉ nên phủ vừa phải, đối với sơn enamel hoặc urethane thì phải để thật khô rồi mới được sơn phủ, lớp sơn cuối không nên để quá ướt.
Trường hợp 7: Bị loang màu.
Sau khi sơn tĩnh điện xuất hiện những vết loang trắng đục do sơn trong môi trường có độ ẩm cao, mà nếu tỉ lệ dung môi không chuẩn hoặc sơn khô quá nhanh thì vết loang càng lớn.
Khắc phục: Nếu vết loang quá lớn thì bắt buộc phải đánh nhám rồi sơn tĩnh điện lại, còn nếu vết nhỏ thì có chỉ cần đánh bóng, sấy cục bộ những vị trí loang màu.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755
Địa chỉ : Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM
Hotline : 0917 900 118
Email : z755m.e@gmail.com
Website : http://www.z755.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyZ755