Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Là gì?

son-tinh-dien-chong-gi-2

Công nghệ sơn tĩnh điện không còn xa lạ trong ngành công nghiệp sản xuất và gia công. Đây là một giải pháp hiện đại, mang đến lớp phủ bền, đẹp, đồng thời thân thiện với môi trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về công nghệ sơn tĩnh điện, quy trình thực hiện, ứng dụng, cũng như những ưu điểm nổi bật của nó.

Phân loại sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện sẽ bao gồm 2 loại: sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột) và sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi)

– Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…

– Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…

Hiện nay, sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng phổ biến hơn do tính hiệu quả của hệ thống phun bột. Hệ thống này giúp tiết kiệm sơn hơn rất nhiều so với phun sơn dạng dung môi hoặc nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết có thể thu hồi và tái sử dụng lại lên đến trên 90%. So với kỹ thuật phun sơn dạng ướt, phương pháp sơn bột cho độ phủ lớn hơn. Điều này bởi vì bột sơn có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết mà không thể trực tiếp tiếp cận bằng súng phun trong phương pháp phun sơn dạng ướt.

cong-nghe-son-bot-tinh-dien-1

Thành phần của sơn tĩnh điện

Thành phần của bột sơn dành cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer): Đây là thành phần chính của bột sơn, đóng vai trò tạo nên cấu trúc liên kết và tính chất bám dính của lớp sơn.
  • Curatives: Thành phần này thường là một loại chất đóng rắn, giúp cho bột sơn khô nhanh và đạt độ bền sau khi phun sơn.
  • Bột màu: Là thành phần chịu trách nhiệm cho màu sắc của bột sơn. Bột màu thường được chọn và kết hợp để tạo ra các tông màu khác nhau cho sản phẩm.
  • Chất làm đều màu: Được sử dụng để đảm bảo màu sắc đồng đều trên bề mặt khi sơn.
  • Các chất phụ gia khác: Đây là các thành phần bổ sung nhằm cải thiện tính chất và hiệu suất của bột sơn, chẳng hạn như chất chống tĩnh điện, chất chống oxy hóa, chất tạo độ bóng, v.v.

Quá trình sản xuất công nghệ sơn tĩnh điện thường bắt đầu bằng việc trộn tất cả các thành phần trên lại với nhau. Sau đó, hỗn hợp này được làm nóng chảy để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau khi làm nguội, hỗn hợp này sẽ được nghiền thành dạng bột mịn, và đây chính là bột sơn tĩnh điện sẽ được sử dụng trong quá trình phun sơn.

cong-nghe-son-bot-tinh-dien-2

Các loại bột sơn phổ biến

Công nghệ sơn tĩnh điện đa dạng về chủng loại và màu sắc

Trên thị trường hiện nay, có bốn loại bột sơn tĩnh điện phổ biến:

  1. Bóng (Gloss): Cho bề mặt sáng bóng, tỏa lên ánh sáng rực rỡ và đẹp mắt.
  2. Mờ (Matt): Tạo ra bề mặt mờ, không sáng bóng, giúp giảm thiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng.
  3. Cát (Texture): Cung cấp bề mặt có kết cấu cát, thích hợp cho các sản phẩm cần tăng tính thẩm mỹ và chống trơn trượt.
  4. Nhăn (Wrinkle): Tạo ra hiệu ứng nhăn, vân trên bề mặt, tạo nên vẻ độc đáo và thú vị cho sản phẩm.

Các loại bột sơn tĩnh điện này có thể được sử dụng cho cả điều kiện trong nhà và ngoài trời tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của sản phẩm.

cong-nghe-son-bot-tinh-dien-3
cong-nghe-son-bot-tinh-dien-3

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755

Địa chỉ: Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0917 900 118

Email: z755m.e@gmail.com

Website: http://www.z755.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/congtyZ755

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G